Nhảy đến nội dung

Cách tính chiều dài cầu thang đơn giản và chính xác nhất bạn đang ở đây

Trong ngôi nhà, cầu thang là “công cụ giao thông” giúp liên kết các không gian, các tầng theo chiều đứng. Cầu thang không chỉ đơn giản là lối lên xuống giữa các tầng, mà hơn thế nó còn góp phần tạo nên nét đẹp thẩm mỹ cho tổng thể không gian. Tuy nhiên, tùy vào từng không gian sử dụng, cầu thang sẽ có hình dáng, cấu tạo và kích thước khác nhau.

Do đó, việc tính chiều dài cầu thang luôn là vấn đề quan trọng mà gia chủ cần nắm rõ trước khi quyết định làm cầu thang cho nhà ở. Hiểu được điều này, Nhôm Kính Hưng Phát chia sẻ với các bạn các tính chiều dài cầu thang trong bài viết này để mọi người được rõ.

PHÂN LOẠI CẦU THANG


1, Phân loại cầu thang theo độ dốc và dựa vào tính chất sử dụng


* Cách dựa vào đường dốc thoải

Đường dốc thoải thường có độ dốc i= 1/12-1/8 cũng sẽ ảnh hưởng tới cách tính mét dài cầu thang. Do đó, bạn cần chú ý tới các biện pháp chống trơn trượt cho bề mặt đốc. Chẳng hạn, bạn có thể tạo độ nhám, kẻ ô quả trám, trải lớp cao su, trải thảm để hạn chế độ trơn trượt.

* Cách dựa vào bậc dốc thoải

Khi đường dốc thoải có độ dốc >1/8 thì phải làm bậc cho an toàn và kích thước chiều rộng của cầu thang phải hợp lý. Bậc dốc thoải thường có độ dốc i=1/8-1/6. Bậc dốc thoải sử dụng ở những nơi đi lại có độ dốc tương đối lớn. Thường được sử dụng trong sàn dốc nhà hội trường, phòng khán giả, bậc dốc thoải lên các đài tưởng niệm,…

* Bậc thềm nhà và cầu thang bộ

Bậc thềm và cầu thang bộ thường có độ dốc i= 1/3-1/1.5. Sử dụng đi bộ lên xuống giữa các tầng, các cột cao khác nhau, có thể mang vác vận chuyển đồ đạc lên xuống. Loại này được sử dụng phổ biến hầu hết các công trình kiến trúc. Đối với các công trình công cộng, nơi đông người qua lại hoặc bậc thang có thể kết hợp vết dốc để dắt xe thì thường có độ dốc nhỏ hơn (18 – 27 độ).

Đối với những công trình nhà ở, cầu thang thường có độ dốc lớn hơn (27 – 33 độ). Đối với nhà ở nhỏ số lượng bậc không quá nhiều thì đôi khi có thể dốc tới 38 độ (bậc cao 190, rộng 240) vẫn có thể đi lại thuận tiện và để tiết kiệm diện tích cầu thang. Tuy nhiên cần phải cân nhắc tới cách tính mét dài cầu thang để có thể đảm bảo được việc đi lại của gia chủ luôn thuận tiện.

Bên cạnh đó, lời khuyên của chúng tôi đưa ra là bạn cũng không nên thiết kế cầu quá rộng, những phần diện tích không được dùng tới sẽ rất lãng phí. Ngược lại cũng không nên hẹp quá sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển. Việc tính toán giữa độ dốc và chiều rộng của cầu thang cần phải được tính toán một cách cụ thể, linh hoạt, cần đưa vào nhiều trường hợp để suy xét.

2, Phân loại cầu thang theo chức năng trong công trình
 

Bên cạnh việc phân loại cầu thang theo độ dốc, có một cách phân loại cầu thang nữa đó là phân loại theo chức năng của nó trong các công trình:

Cầu thang chính: Loại cầu thang này thường được đặt ở các sảnh, các nút giao thông chính của ngôi nhà, cũng đồng nghĩa với việc nó là cầu thang được sử dụng nhiều nhất.
Cầu thang phụ: Loại cầu thang này thường đặt ở vị trí phụ nên được sử dụng ít hơn. Nó được sử dụng để làm cầu thang xuống tầng hầm, tầng kho, tầng kĩ thuật hoặc những cầu thang lên xuống sân chơi.
Cầu thang phục vụ: Loại cầu thang này thường được thiết kế nằm trong các phòng phục vụ hoặc có cửa ra vào riêng dành cho nhân viên phục vụ để có thể vận chuyển đồ đạc, thức ăn.
Cầu thang thoát hiểm: Loại cầu thang này được sử dụng làm cầu thang dự phòng khi có sự cố dùng để thoát người, trong trường hợp gặp hỏa hoạn, động đất,… Các yêu cầu về khả năng chống cháy và độ bền vững cao: được phân bố đều nhau cách nhau 40m.
Cầu thang cứu hỏa: Loại cầu thang này thường được sắp xếp áp sát phía ngoài công trình được phân bố cách nhau 100m một cái, tùy thuộc vào công trình lắp đặt.


3, Cách phân loại cầu thang theo vật liệu


Xét vật liệu tạo thành cầu thang mà người ta có thêm cách để phân loại chúng.

Cụ thể, dựa trên vật liệu tạo thành, có các loại cầu thang như sau:

Cầu thang gỗ: Trước đây, trong các gia đình phong kiến, các công trình cổ điển người ta thường sử dụng cầu thang gỗ vì chưa có các vật liệu hiện đại, đồng thời cầu thang gỗ cũng giúp mang lại sự sang trọng cho công trình của bạn. Ngày nay, các công trình đặc biệt mới cần sử dụng cầu thang gỗ để tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Những loại cầu thang bằng gỗ hiện nay chỉ phổ biến ở những vùng cao.
Cầu thang kính: Cầu thang kính được làm từ những miếng kính cường lực. Đây là sản phẩm được rất nhiều gia đình lựa chọn bởi tính thanh thoát, nhẹ nhàng, kết cấu nhẹ, linh hoạt khi sử dụng, sáng sủa và giá thành lại rất hợp lý.
Cầu thang gạch hoặc đá: Là loại cầu thang thường được xây theo kiểu vòm cuốn. Ngày nay cũng ít gặp do việc xây dựng lâu, khó làm mà giá thành cũng không phải thấp so với cầu thang bằng bê tông cốt thép.
Cầu thang thép: Loại cầu thang này được chế tạo bằng thép góc, thép hình. Chúng ta thường bắt gặp loại cầu thang này trong các công trình công nghiệp hoặc các loại cầu thang cứu hỏa bên ngoài.
Cầu thang bê tông cốt thép: Có thể nói, đây là loại cầu thang được sử dụng phổ biến nhất trong các công trình kiến trúc ngày nay. Bởi chúng thi công nhanh, độ bền vững cao, dễ tạo hình dáng và tạo được tính thẩm mỹ cho căn nhà.


NHỮNG ĐIỀU VỀ KÍCH THƯỚC CHIỀU RỘNG CẦU THANG


Bạn có biết kích thước chiều rộng của cầu thang cũng ảnh hưởng rất nhiều tới cách tính mét dài cầu thang? Bởi trong bất kỳ loại hình công trình nào (từ các biệt thự đẹp đến mẫu nhà phố đẹp hoặc các thiết kế khách sạn,…) cầu thang chính là phương tiện giao thông lên xuống giữa các mặt phẳng nằm ngang có độ cao khác nhau.

CÁCH TÍNH MÉT DÀI CẦU THANG CHÍNH XÁC NHẤT
Muốn tìm hiểu về cách tính mét dài cầu thang bạn phải nắm rõ được độ cao của tầng. Có ba công thức có thể được sử dụng để xác định tỷ lệ riêng giữa chiều rộng và chiều cao của bậc thang:

Chiều cao X chiều rộng: 70 đến 75 in-xơ
Chiều cao X chiều rộng: 17 đến 17,5 in-xơ
Chiều cao X chiều rộng: 24 đến 25 in-xơ
Từ số đo của các bậc cầu thang mà ta có thể tính toán được chiều dài tổng thể của cầu thang. Trong kiến trúc nhà ở dân dụng ngày nay, cầu thang thường rộng từ 0,9m tới 1,2m.

Chiều cao của một bậc cầu thang thì rơi vào khoảng 150 – 180mm, bề rộng mặt thang tương ứng khoảng 240-300mm. Đây là những kích thước tiêu chuẩn đã được quy định của cầu thang, đảm bảo người dùng di chuyển đi lại thoải mái.

Thông thường có một khoảng giữa cầu thang có chiều rộng lớn hơn những bậc khác được gọi là chiếu nghỉ. Theo như nguyên tắc thiết kế cầu thang thì khoảng không gian này dành cho người sử dụng nghỉ, đảm bảo sử dụng khoa học, đảm bảo sức khỏe của người sử dụng.

CÁCH TÍNH SỐ BẬC CẦU THANG THEO CHIỀU CAO TẦNG


Bên cạnh cách tính mét dài cầu thang thì bạn cần hết sức lưu ý về cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng để có được phương án thiết kế thi công cầu thang chính xác nhất.

1, Cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng dựa vào các yếu tố phong thủy


Tính số bậc cầu thang theo các yếu tố phong thủy là cách đơn giản được rất nhiều thợ thi công lựa chọn bởi phương pháp này tránh sự phức tạp và đồng đều liên kết với các yếu tố phong thủy.

Đối với các công trình dân dụng, chiều cao tầng thường từ 3m tới 3,6m để cân đối với hài hòa, phù hợp với kiến trúc ngôi nhà. Cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng chính xác hơn thì bạn cần phải đo chính xác chiều cao tầng để áp dụng vào công thức chia bậc cầu thang.

Đối với chiều cao phổ biến như trên, chúng ta thường phải lấy số bậc cầu thang là 21 hoặc 25 bậc (tùy thuộc vào chiều cao tầng trong khoảng từ 3m đến 3,6m) theo sự tính toán của cách tính bậc cầu thang theo Sinh – Lão – Bệnh – Tử thì số bậc này rơi vào cung Sinh thể hiện cho sự phát tài và phát lộc.

Trong phong thủy không nên thiết kế cầu thang 19 bậc để tránh những điều xui rủi sẽ xảy ra đối với gia đình. Các bạn quan tâm vui lòng tham khảo bài viết cầu thang 19 bậc có sao không mà chúng tôi đã cung cấp trước đó.

Gọi chiều cao của tầng là h, ta có cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng như sau:

Chiều cao bậc cầu thang = h:21 (hoặc h:25). Trong đó các công trình kiến trúc, chiều cao của bậc thang trong nhà thường dùng là 140-200mm tương ứng với độ dốc vào khoảng 20-45°. Độ cao tương đối hợp lý của bậc thang là 150-180mm với chiều rộng là 240+300mm. Nếu trong trường hợp kết quả số bậc sau khi chia vượt quá 15-18mm là một con số khá lớn thì tính toán lại số bậc thang theo phong thủy để rơi vào cung Sinh.

2, Cách tính số bậc cầu thang theo chiều cao tầng và tiêu chuẩn chiều cao bậc cầu thang


Chúng ta có công thức: Số bậc cầu thang = chiều cao tầng : chiều cao của bậc thang

Như chúng tôi đã đề cập trong nội dung ở trên, kích thước bậc cầu thang phù hợp nhất thường là 15cm – 18cm chúng ta hoàn toàn có thể lấy luôn chiều cao này để có thể áp dụng vào công thức trên. Tuy nhiên, khi làm tròn kết quả, số bậc cầu thang nên lấy sao cho phù hợp với phong thủy để có thể mang lại tài lộc và may mắn cho gia đình.

Trong các công trình kiến trúc, chiều cao của bậc thang trong nhà thường dùng là 14 – 20cm, tương ứng với độ dốc vào khoảng 20 – 45°. Độ cao tương đối hợp lý của bậc thang là 15 – 18cm với chiều rộng 24 + 30cm.

Cầu thang bộ trong nhà có người đi lại không nhiều, chúng ta có thể làm dốc một chút nhưng b/h=170/260mm, độ dốc bằng 33° cũng có khi có thể đạt tới h/b=175/250mm, độ dốc bằng 35°. Trong một số trường hợp đặc biệt, độ dốc có thể là 45°-h/b=200/200mm.

Chúng ta có thể dựa vào các công thức trên để tính được chiều cao, từ đó suy ra số bậc cầu thang và sử dụng công thức trên để kiểm tra sự hợp lý của kích thước bậc cầu thang.

Trên đây là một số thông tin về cách tính mét dài cầu thang. Chúng tôi hi vọng bài viết sẽ mang đến bạn những thông tin tham khảo hữu ích, thiết thực nhất.